Friday, October 23, 2015

Thức tỉnh ''cli-fi'' -- VIETNAMESE newspaper reports cli-fi news!

Thức tỉnh cli-fi --

VIETNAMESE newspaper reports cli-fi news! With nice shout out to our friend KAT ROSS!

http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/20150622/thuc-tinh-clifi/765036.html

Hai năm gần đây, các tiểu thuyết cli-fi - lúc đầu được xem là một phần của truyện khoa học viễn tưởng - dần trở thành một thể loại được đề cập rộng rãi và độc lập. Trong khi các nhà văn và tác giả kịch bản cố bán những sản phẩm của mình cho Hollywood, những lớp học trên khắp thế giới bắt đầu nghiên cứu thể loại văn học và điện ảnh mới này.


   Năm 2015 được định hình là Năm của cli-fi trong giới học thuật Bắc Mỹ, Anh và Úc - Ảnh: IPS

Năm 2015 được định hình là Năm của cli-fi trong giới học thuật Bắc Mỹ, Anh và Úc - Ảnh: IPS
Năm của Cli-fi
Cli-fi là viết tắt của cụm từ “climate fiction” (tác phẩm giả tưởng về khí hậu), tương tự sci-fi (science fiction - giả tưởng khoa học).
Kể từ năm ngoái, khi The New York Times và Time Magazine lần đầu đề cập đến cli-fi như một thể loại văn học, các giáo sư Mỹ đã quyết định giới thiệu thể loại này trong chương trình giảng dạy của mình. Như giáo sư Jenny Bavidge tại Đại học Cambridge hay Darragh Martin ở Đại học Columbia.
Mở đầu lớp cli-fi năm ngoái, bà Jenny Bavidge giới thiệu: “Văn học giả tưởng đã vẽ nên nhiều phiên bản của sự kết thúc thế giới, nhưng văn học đương đại đang giải quyết thế nào mối đe dọa của nạn thay đổi khí hậu?
Khóa học này sẽ tập trung vào những tác giả như Margaret Atwood (nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động môi trường Canada, từng đoạt giải thưởng tiểu thuyết viễn tưởng khoa học Arthur Clarke năm 1987 và Booker Prize năm 2000 - TTCT) và Ian McEwan (nhà văn, tác giả kịch bản Mỹ, đề cử Man Booker International Prize năm 2005 và 2007), tìm hiểu những giải pháp cũng như những kiểu kết thúc thế giới mà văn học cli-fi hình dung”.
Theo ghi nhận của Trust.org, nhà báo tự do Dan Bloom đồng thời là nhà hoạt động môi trường từ năm 2006 là người đầu tiên gọi tên cli-fi vào năm 2008. Không chỉ ở những quốc gia Anh ngữ, các học giả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý cũng đang lên kế hoạch tổ chức các lớp cli-fi ở các đại học họ đang giảng dạy.
Và Cli-flick
Một trong những nước châu Á đầu tiên quan tâm tới thể loại văn học này là Ấn Độ, với người tiên phong là tiến sĩ T. Ravichandran của Đại học Công nghệ Kanpur (IITK) ở Uttar Pradesh.
Khóa học của ông mang tên “Cli-fi và cli-flicks”. (Cli-flicks: các phim viễn tưởng về khí hậu), dự kiến mở vào tháng 7 năm nay cho sinh viên đại học của IITK. Ông cho biết ở Ấn Độ, nhận thức môi trường chưa sâu sắc như ở Mỹ hay Anh. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của ông tại Đại học Duke ở Bắc Carolina khiến ông thay đổi suy nghĩ về cách dạy văn cho sinh viên kỹ thuật Ấn Độ.
“Tôi còn có thể tiếp tục bao lâu nữa để dạy Shakespeare và Shelley, khiến sinh viên yêu cái đẹp của hoa thủy tiên hay chim chiền chiện khi mà trên thực tế chẳng bao lâu chúng có thể bị tuyệt chủng nếu việc biến đổi khí hậu không được kiểm soát?” - ông giải thích thay đổi có tính bước ngoặt trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Các sinh viên của ông sẽ được đề nghị đọc Year of the flood, A friend of the earth, Flight behavior và xem những phim như Interstellar, Snowpiercer và The day after tomorrow...
Tại một nước châu Á khác là Philippines, cơn bão Haiyan tàn phá Tacloban năm 2013 làm 7.000 người chết đã thức tỉnh nhiều người. Chính phủ Philippines đã tài trợ để đạo diễn Brillante ​Ma ​Mendoza thực hiện bộ phim viễn tưởng khí hậu Trap (Bẫy rập).
Phim kể một nhóm người sống sót sau cơn bão tận thế này, phải nhặt nhạnh những mảnh vỡ của đời mình, vừa khóc để tang vừa xây dựng lại và sống thân thiện hơn với môi trường. Trap đã được tặng giải thưởng cli-flick quốc tế hay nhất năm 2015 với nhiều hạng mục: đạo diễn xuất sắc nhất, diễn viên chính xuất sắc nhất, diễn viên trẻ em hay nhất, kịch bản tốt nhất...             
Kat Ross, tác giả cli-fi Some Fine Day:
“Khi niềm tin cốt lõi chưa bị hóa thạch”
(trích trả lời phỏng vấn của Kat Ross cho Hãng IPS)

   Tác giả sách cli-fi Some fine day Kat Ross - Ảnh: IPS
Tác giả sách cli-fi Some fine day Kat Ross - Ảnh: IPS
Lần đầu tiên cô quan tâm đến thể loại cli-fi là khi nào và điều gì khiến cô chọn hình thức kể chuyện này?
- ... Là một nhà báo, tôi đã viết về biến đổi khí hậu cả thập niên qua, và mỗi năm dự báo càng kinh hoàng hơn. Một số không còn là dự báo nữa mà bắt đầu xảy ra thật sự.
Tôi bị ấn tượng bởi sự thiếu kết nối lớn giữa những gì các nhà khoa học và công chúng nói kiểu như: “Nào, chúng ta có thể làm được gì?” và sự hoàn toàn thiếu hành động của chính phủ. Tôi nghĩ văn học viễn tưởng là một cách tuyệt vời để bước vào cuộc trò chuyện về đề tài này, nhất là với những người trẻ.
Some fine day bắt đầu bằng một câu hỏi cơ bản: Chuyện gì sẽ đến nếu những kịch bản xấu nhất thật sự xảy ra như dự đoán?
Có phải quyển sách tuy viết về tương lai nhưng thật sự là một bình luận về thời đại chúng ta? Nếu vậy, những kết luận nào cô cho là quan trọng nhất với giới trẻ trong thời điểm này của lịch sử?
- Ồ, chắc chắn rồi. Tôi nghĩ quá rõ ràng thế giới bị tàn phá trong câu chuyện - khoảng 80 năm sau kể từ nay - là kết quả trực tiếp của việc chúng ta đã làm quá ít, quá muộn để thoát khỏi khí thải CO2. Nhưng điều may mắn là tuy đã đặt một ngón chân vào rìa vách núi, chúng ta vẫn chưa lao vào đó. Vẫn còn thời gian để thay đổi và giới trẻ phải nỗ lực trong nhiều năm nữa.
Cuối cùng chính những thanh thiếu niên sẽ phải sống với những hậu quả ta gây ra hiện nay và họ chẳng hề vui sướng. Tốt hơn các chính phủ nên biết lắng nghe.
Quyển sách đã tán tụng lẫn lên án những giới hạn mà nhân loại đã thúc đẩy công nghệ và thử nghiệm khoa học tới đó - một mặt, toàn bộ nền văn minh của đời sống trong lòng đất như là hệ quả của một phát minh khoa học, nhưng mặt khác công nghệ di truyền phát triển méo mó một cách kinh dị. Cô nghĩ gì như một tác giả khi điều hướng hai thái cực này?
- Vâng, đó là vấn đề, phải không? Công nghệ tự nó không tốt hay xấu, mà vấn đề là ta làm gì với nó. Nó chẳng phải là cái gì mới. Hãy nhớ lại Frankenstein của Mary Shelley in năm 1818. Chúng ta vẫn còn bị cuốn hút bởi câu chuyện của bà về cái chết và sự hồi sinh cùng những hậu quả khủng khiếp của sự ngạo mạn khoa học. Ý tưởng cơ bản là mọi thứ đều đi kèm với cái giá của nó...
Trong Some fine day, tôi có nhiều vui thú khi đặt những câu hỏi kiểu như: Làm thế nào để xây một thành phố dưới lòng đất? Không khí từ đâu đến, cả nước và thực phẩm? Liệu có hypercane không? (một giáo sư MIT nói với tôi là có). Và nếu tất cả chỏm băng tan chảy, nước biển sẽ dâng lên bao nhiêu?
Nói ngắn gọn, tôi ưa thích những đột biến rởn tóc gáy và không cưỡng lại được việc pha trộn chúng.
 
 
Những đề tài như nhà nước giám sát, nền quản trị phát xít và cái gọi là 1% lãnh đạo tất cả - xuyên suốt trong quyển sách, với nhân vật chính đầu tiên là sản phẩm và sau đó là kẻ thù của tất cả yếu tố trên. Cô hi vọng độc giả sẽ hiểu hết những ý tưởng này như thế nào trong bối cảnh của câu chuyện?
- Trong sách là những con người đã mất hết mọi thứ. Họ bị đuổi khỏi bề mặt Trái đất bởi những cơn bão lớn, bởi quá trình axit hóa đại dương, sự tuyệt chủng của các loài... Việc chuyển sang các quận ngầm được quân đội khởi xướng, và giờ đây họ phải đối mặt với nguồn lực hạn chế. Mỗi giọt nước, mỗi mẩu thực phẩm đều được chia phần. Người ta có khuynh hướng tích trữ, chiến đấu cả với người hàng xóm nên đó không phải là một xã hội dân chủ cho lắm.
Như anh đã đặt trong câu hỏi, điều thú vị về nhân vật chính Jansin là cô khởi đầu như một trong những tín đồ đích thực, một thiếu sinh quân được đào tạo cả đời là không bao giờ được đặt câu hỏi. Nhưng cô dần trưởng thành suốt câu chuyện để hiểu không thể tiếp tục sống như thế.
Đó là một trong những lý do tôi thích viết những nhân vật chính trẻ. Đầu óc họ còn cởi mở. Niềm tin cốt lõi của họ chưa bị hóa thạch.
Tuy là một công trình hư cấu, nhưng quyển sách trong nhiều cách đã phản ánh một tình trạng khẩn cấp hiện tại. Điều này có chủ ý? Hay mục đích là tạo ra một câu chuyện ly kỳ và để độc giả tự mình đưa ra kết luận về “nền chính trị khí hậu” của thế giới mà cô tạo ra?
- Tôi không hề dùng thuật ngữ “biến đổi khí hậu” suốt quyển sách. Điều này có chủ ý. Và tôi nghĩ chẳng ai muốn đọc một quyển sách thuyết giáo, nơi các nhân vật chính rõ ràng là người bảo vệ quan điểm của tác giả.
Margaret Atwood đã rất chí lý khi tổng kết: “Sẽ là vô ích khi viết một câu chuyện hấp dẫn mà trong đó chẳng có gì ngoài biến đổi khí hậu, bởi tiểu thuyết luôn là về con người, kể cả khi chúng nói về lũ thỏ hoặc đám người máy. Chúng luôn thật sự về con người bởi đó chính là chúng ta và đó là những gì ta phải viết về - con người”...          
Trái đất bị xé nát bởi hypercane - những cơn bão kinh khiếp với tốc độ gió gần 230m/giây khiến một bộ phận nhỏ cư dân còn lại của nó phải sống dưới lòng đất để tự bảo vệ. Sự tuyệt chủng các giống loài được hoàn tất trong khi công nghệ di truyền đạt đến đỉnh cao mới để đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của những kẻ từng thuộc loài người.
Jansin Nordqvist, 16 tuổi, sắp tốt nghiệp Học viện quân sự, được bố mẹ gây ngạc nhiên bằng một chuyến tham quan lên mặt đất. Xúc động với cơ hội được ngắm biển, hít thở không khí trong lành và được trải nghiệm ánh nắng mặt trời thật sự, Jansin bất ngờ đặt câu hỏi cho tất cả những gì cô đã được dạy trong thế giới dưới lòng đất... Đó là tuyến chủ đề chính của tiểu thuyết viễn tưởng khí hậu dành cho giới trẻ vừa xuất bản năm 2014 Some fine day của nữ tác giả Mỹ Kat Ross, một trong những tác giả định hình mình trong thể loại cli-fi.

No comments:

Post a Comment